Người nước ngoài có thể xây khách sạn ở Việt Nam không?
Theo quy định pháp luật hiện hành, người nước ngoài được phép thành lập công ty, thực hiện đầu tư dự án xây dựng khách sạn ở Việt Nam . Việc thực hiện dự án phải tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp và đất đai đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục hành chính chung để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn. Đối với thủ tục hành chính về việc xin đất đai để thực hiện dự án, pháp luật hiện hành quy định như sau: Về hình thức và thời hạn sử dụng đất: Theo quy định tại khoản 7 Điều 9 và khoản 3 Điều 67 Luật đất đai năm 2003 quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ được Nhà nước cho thuê đất, và thời hạn thuê là không quá năm mươi (50) năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu sử dụng tiếp sẽ được nhà nước xem xét gia hạn. Về trình tự, thủ tục xin thuê đất: -Người có nhu cầu thuê đất liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để được giới thiệu địa điểm đất. Sau khi đã đạt được thỏa thuận về địa điểm đầu tư, UBND cấp tỉnh ra văn bản đồng ý về mặt nguyên tắc đối với dự án đầu tư. -Người xin thuê đất nộp hai (2) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm: (i) Đơn xin giao đất, thuê đất; (ii) văn bản đồng ý về mặt nguyên tắc đối với dự án đầu tư; (iii) và bản sao Giấy chứng nhận đầu tư -Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định cho thuê đất và Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với thủ tục hành chính về việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Điều 44Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư năm 2005 (sau đây gọi tắt là Nghị định 108/CP) quy định như sau: Hồ sơ đăng ký đầu tư gồm: - Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu) -Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm). -Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế; Trường hợp dự án đầu tư có mức vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên, theo quy định tại Điều 45 của Nghị định 108/CP nhà đầu tư cần làm thủ tục thẩm tra đầu tư. Hồ sơ thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu); -Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì phải nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu còn hiệu lực); - Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm); - Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường. - Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?