Ghi cảnh chồng "ăn vụng" có bị kết tội?

Chồng của chị gái tôi thường xuyên hẹn hò với nhân tình ở khách sạn. Gia đình định tổ chức bắt quả tang, nhưng nếu không có biện pháp mạnh thì "hiện trường tình ái" bị xóa dấu vết. Gia đình tôi phải làm gì để vừa bắt quả tang, vừa có được chứng cứ mà không vi phạm pháp luật.

Chứng cứ ngoại tình được hiểu là tài liệu, bằng chứng liên quan đến quan hệ bất chính ngoài hôn nhân như: Nội dung tin nhắn, thư từ chứng minh sự liên lạc giữa hai người, hình ảnh “thân mật”.... Việc thu thập, sử dụng “chứng cứ ngoại tình” thông thường để làm chứng cứ pháp lý cho hai trường hợp sau: Thứ nhất, làm căn cứ để yêu cầu Tòa án cho ly hôn: Điều 89 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn”. Mối quan hệ “ngoài luồng” của anh rể bạn với cô gái khác đã làm cho tình trạng hôn nhân trở nên trầm trọng, tình cảm vợ chồng không còn nguyên vẹn, làm cho mục đích của hôn nhân không đạt được. Nếu tiếp tục duy trì cuộc sống như vậy sẽ có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình hay các bên liên quan. Do vậy, các chứng cứ pháp lý nêu trên sẽ góp phần thuyết phục Tòa án xem xét và quyết định cho vợ chồng ly hôn. Thứ hai, làm căn cứ để xử lý vi phạm pháp luật: Điều 8 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 100.000 đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng; - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Mức xử phạt như vậy là khá nhẹ, thiếu tính răn đe, giáo dục. Tuy nhiên việc bị xử lý vi phạm hành chính là một trong các căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 Bộ Luật Hình sự năm 1999 về vi phạm chế độ hôn nhân. Như vậy, việc lập biên bản, ghi âm, ghi hình hiện trường nhằm phục vụ cho một trong hai mục đích nêu trên là không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu bạn và người nhà có ý thức làm ra, lưu hành phát tán hình ảnh, clip cho nhiều người xem với mục đích bôi xấu, hạ uy tín của người chồng và cô bạn gái thì có thể phạm vào tội “Làm nhục người khác” quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự hoặc “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” được quy định tại Điều 253.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
263 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào