Mang theo ngoại tệ trong người có phạm luật?

Tôi và người yêu đang đi từ Huế về Đồng Hới có công việc riêng thì xe khách chúng tôi đi vi phạm tốc độ và bị cảnh sát giao thông kiểm tra. Khi kiểm xe, những người làm nhiệm vụ phát hiện, lập biên bản tạm giữ một số tiền bằng USD chúng tôi mang theo với lý do mang ngoại tệ. Việc giữ ngoại tệ của chúng tôi có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định tại Điều 22 PLNH, Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP thì trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch, hoạt động liên quan đến ngoại hối.

Cụ thể, theo Điều 24 Pháp lệnh Ngoại hối (PLNH), hướng dẫn tại Điều 8, Điều 29, Điều 32 Nghị định 160/2006/NĐ-CP thì người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài phục vụ các mục đích hợp pháp và thanh toán cho các đối tượng được thu ngoại tệ. 

Việc mua bán ngoại tệ được pháp luật quy định rõ

Bên cạnh đó, người cư trú, người không cư trú được phép thực hiện các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối; người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; người cư trú được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản theo hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu; người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức; người không cư trú được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ... 

Đồng thời, người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép cho các mục đích dưới đây: a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài; d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài; đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài; g) Các mục đích chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác. 

Như vậy, theo các quy định chúng tôi viện dẫn ở trên thì bạn có quyền cất giữ, mang theo người USD hợp pháp của mình. Tuy nhiên nếu là tài sản được tạo lập, hình thành từ hành vi bất hợp pháp thì có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh được rằng bạn đang chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật; mua, bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, thì ngoài việc bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bạn còn bị tịch thu tang vật là số USD mà bạn chuyển, mang, mua, bán, thanh toán không đúng quy định của pháp luật. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
289 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào