Kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất

Các quy định của pháp luật về việc kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất?

- Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (NĐ 132), việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất dựa trên các căn cứ sau: a) Hàng hóa xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (LCLSPHH) gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia; b) Hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sự không phù hợp này có tính hệ thống, lặp lại.

Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa kiểm tra các nội dung sau: a) Việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất; b) Việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra; c) Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm, đoàn kiểm tra sẽ xử lý theo quy định tại Điều 6 NĐ 132 như sau: Trường hợp người sản xuất không thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều 28 của LCLSPHH, đoàn kiểm tra xử lý theo quy định tại Điều 30 của LCLSPHH, đồng thời thông báo cho người sản xuất về nội dung không phù hợp và quy định rõ thời gian khắc phục. Người sản xuất có trách nhiệm khắc phục nội dung không phù hợp theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và chỉ được phép đưa ra thị trường khi nội dung không phù hợp đã được khắc phục. Trước khi đưa sản phẩm đã được khắc phục này ra thị trường, người sản xuất phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 30 của LCLSPHH thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện thông tin đại chúng khác.

Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
319 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào