Xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa
Theo quy định tại Điều 66, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, việc xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quy định như sau:
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Mua hàng ở siêu thị
3. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được ấn định ít nhất bằng giá trị sản phẩm, hàng hoá vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã tiêu thụ; tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Cụ thể hóa những quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa có quy định việc xử lý những hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu; lưu thông trên thị trường và cả trong quá trình sử dụng. Ví dụ như, để quản lý chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng, Khoản 3, Điều 16 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định:
Khi phát hiện hàng hoá không phù hợp với các yêu cầu kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng xử lý như sau:
a) Thông báo cho người sở hữu hàng hoá về nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp đó;
b) Yêu cầu người sở hữu hàng hoá tạm dừng sử dụng và có biện pháp thông báo về việc tạm dừng sử dụng. Tất cả nội dung không phù hợp phải được khắc phục, kiểm định và được cấp giấy chứng nhận kiểm định lại trước khi đưa vào sử dụng hàng hoá đó;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu, tiêu huỷ hoặc đình chỉ sử dụng vĩnh viễn. Nếu chất lượng hàng hoá nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:
Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hoá đó;
Yêu cầu người nhập khẩu tái chế hoặc tiêu huỷ theo quy định. Sản phẩm sau khi tái chế phải tuân thủ các quy định về quản lý hàng hoá nhập khẩu...
Như vậy, pháp luật hiện hành đã có quy định về xử lý các hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Khi kiểm tra mà phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất mức độ vi phạm, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?