Điều kiện thành lập, đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Nghị định 52/2008/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định rõ điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ đối với tổ chức, cá nhân trong nước như sau: 1. Mức vốn pháp định là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng). Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong suốt quá trình hoạt động. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn theo quy định tại nghị định; 2. Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải ổn định ít nhất từ một năm trở lên; 3. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định không được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; b) Có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật. Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn phải thỏa mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề không làm quản lý hoặc giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 4. Điều kiện tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ: a) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp; b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe, có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng, có trình độ học vấn từ phổ thông trung học hoặc bổ túc trung học trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 4 Nghị định này; c) Có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
Nghị định 52/2008/NĐ-CP cũng quy định những tổ chức, cá nhân không được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ, gồm: 1. Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp; 2. Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách hoặc bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ; 3. Người có tiền án về các tội do lỗi cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; người nghiện ma túy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?