Quy định về cấp hộ chiếu cho trẻ em
Ngoài tờ khai theo mẫu quy định (do cha, mẹ khai và ký), hồ sơ xin cấp hộ chiếu cho trẻ em cần có thêm Bản sao giấy khai sinh của trẻ em đó. Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính và không được gia hạn. Theo quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Thông tư 27/2007/TT-BCA(A11) ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành thì Hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông) là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hộ chiếu phổ thông được cấp cho mọi công dân Việt Nam. Như vậy, mọi công dân Việt Nam không phân biệt là trẻ em hay là người đã trưởng thành đều có quyền đề nghị được cấp hộ chiếu phổ thông. Tuy nhiên, để thuận tiện trong việc quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp hộ chiếu, pháp luật quy định có một số điểm khác biệt giữa cấp hộ chiếu cho người dưới 14 tuổi và người từ đủ 14 tuổi trở lên. Cụ thể như sau: Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và cũng không được gia hạn. Luật không quy định điều kiện về tuổi của trẻ em phải từ bao nhiêu trở lên mới được cấp hộ chiếu do vậy về nguyên tắc trẻ em mới sinh (đã có giấy khai sinh) đều có quyền được cấp hộ chiếu. Về thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em, ngoài 1 tờ khai theo mẫu quy định (do cha, mẹ khai và ký vào tờ khai), hồ sơ xin cấp hộ chiếu cho trẻ em cần có thêm Bản sao giấy khai sinh của trẻ em đó. Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (kể cả cấp chung hộ chiếu với mẹ, cha hoặc cấp riêng) phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh. - Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 1 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 4 ảnh cỡ 3x4 cm. - Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 1 tờ khai theo mẫu quy định (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 1 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x6 cm. (Lưu ý: 4 ảnh nộp kèm với hồ sơ là ảnh mới chụp, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng) - Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai. Khi nộp hồ sơ, cha, mẹ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị để đối chiếu. Việc nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi cũng được thực hiện tương tự như đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên. Cụ thể, cha, mẹ có thể trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?