Bao nhiêu tuổi mới được hưởng trợ cấp của Nhà nước?

Tôi được biết Nhà nước có chính sách trợ cấp cho người cao tuổi và đã thực hiện được một thời gian ở một số địa phương. Nhưng có người nói 85 tuổi, có người nói 90 tuổi mới được hưởng trợ cấp. Đề nghị quý báo cho biết cụ thể quy định của Nhà nước.

Pháp lệnh Người cao tuổi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành ngày 28-4-2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2000, trên phạm vi toàn quốc (chứ không phải ở một số địa phương như ông nêu). Theo đó, người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Việc phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm chủ yếu của gia đình có người cao tuổi. Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội trợ giúp gồm: Trợ cấp xã hội hoặc nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội; Khám, chữa bệnh miễn phí; ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), cơ sở bảo trợ xã hội tổ chức, chi phí mai táng khi chết. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng hoặc được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý từ nguồn ngân sách địa phương; mức trợ cấp bằng các đối tượng hưởng chính sách cứu trợ xã hội. Người được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội còn được hưởng trợ cấp về tư trang, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, thuốc chữa bệnh thông thường và mai táng phí khi chết. Người cao tuổi từ90 tuổi trở lên không có lương hưu, không có trợ cấp xã hội thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương. Mức trợ cấp bằng các đối tượng hưởngchính sách cứu trợ xã hội. Người cao tuổi tàn tật, gia đình thuộc diện nghèo được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương; mức trợ cấp bằng các đối tượng hưởng chính sách cứu trợ xã hội. Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không còn người phụng dưỡng hoặc còn người phụng dưỡng nhưng không đủ khả năng để phụng dưỡng; không có nguồn thu nhập thì được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương; mức trợ cấp bằng các đối tượng hưởng chính sách cứu trợ xã hội. (Theo Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20-9-2004 của Chính phủvề chính sách cứu trợ xã hội, trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên do xã, phường quản lý, mức trợ cấp thấp nhất là 65.000 đồng/người/tháng. Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng tại cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước thấp nhất bằng 140.000 đồng/người/tháng). Ngoài các chính sách trên, người cao tuổi được miễn các khoản đóng góp các hoạt động xã hội như Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ an ninh quốc phòng, Quỹ xã hội từ thiện; trừ trường hợp người cao tuổi tự nguyện tham gia đóng góp. Người cao tuổi khi trực tiếp tổ chức các hoạt động tạo thu nhập và việc làm được ủy ban nhân dân cấp xã, phường tạo điều kiện để vay vốn với lãi suất ưu đãi theo chính sách tín dụng của Nhà nước và miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
444 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào