Muốn chuyển nhượng cổ phần sáng lập có ràng buộc không?
Theo Luật doanh nghiệp 2014 quy định về việc chuyển nhượng vốn có sự phân biệt giữa từng loại cổ phần, giữa cổ đông sáng lập và cổ đông thường.
Theo như thông tin bạn cung cấp, chị bạn là người sáng lập công ty cổ phần, tức là cổ đông sáng lập “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần” (khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014).
Nếu trong tổng số cổ phần chị bạn nắm giữ có cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được chuyển nhượng cho người khác trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chị bạn chỉ được quyền chuyển nhượng sau thời hạn 3 năm vì lúc này cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập đã chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quy định tại Điều 113 Luật doanh nghiệp 2014
“Điều 113. Các loại cổ phần
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lựctrong03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”
- Nếu số cổ phần chị bạn nắm giữ toàn bộ là cổ phần phổ thông thì chị bạn có quyền tự do chuyển nhượng nếu công ty hoạt động trên 3 năm, còn trong thời hạn 3 năm thì sẽ chỉ được chuyển cho cổ đông sáng lập khác hoặc cho người khác nếu được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông (Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014)
“Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.”
Theo quy định tại Điều 130 Luật doanh nghiệp nếu chị bạn được công ty mua lại số cổ phần thì công ty được mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán.
“Điều 130. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán…”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?