Đất đang thế chấp ngân hàng có sang tên được không?

Tôi muốn mua một mảnh đất ở Bình Chánh, TP.HCM với giá là 2,7 tỷ đồng. Đất này đang thế chấp ngân hàng và giấy tờ tôi đã kiểm tra thì số tiền nợ ngân hàng là 1,3 tỷ đồng. Phía bên chủ nhà không có khả năng trả tiền cho Ngân hàng, nhưng nếu bán cho tôi với giá 2,7 tỷ đồng thì có thể trả được cho Ngân hàng. Tôi cùng bên chủ đất có thỏa thuận việc trả 1,3 tỷ cho Ngân hàng. Sau khi lấy giấy tờ nhà tôi sẽ trả nốt phần còn thiếu là 1,4 tỷ đồng. Diện tích đất là 1.200 m2­ trong đó có 800 m2­ đang là đất thổ cư, diện tích còn lại là đất nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi sang đất thổ cư. Đất đang chuyển đổi đã được chính quyền địa phương đồng ý nhưng họ chỉ chấp nhận cho chuyển đổi khi rút được giấy tờ gốc của mảnh đất đấy. Vậy em muốn hỏi trường hợp của em thì có được mua mảnh đất này không?

Theo Điều 348, 349 Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ thế chấp tài sản như sau:

“Điều 348. Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản

Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;

2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

3. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;

4. Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 349 của Bộ luật này.

Điều 349. Quyền của bên thế chấp tài sản

Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;

2. Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;

3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.

4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.

5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;

6. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.”

Đối chiếu với quy định nêu trên, nếu bạn muốn mua mảnh đất đã thế chấp tại ngân hàng thì phải có sự đồng ý của ngân hàng. Nếu ngân hàng đồng ý thì bạn và chủ sử dụng đất thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để làm thủ tục sang tên mảnh đất trên.

Bạn có thể làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng được lập thành văn bản và được công chứng. Sau khi có hợp đồng công chứng, bạn đến cơ quan đăng ký nhà và đất quận, huyện nơi có đất để làm thủ tục sang tên.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào