Cảnh sát giao thông có được xử phạt không lập biên bản không?
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Về nguyên tắc, khi phát hiện có hành vi vi phạm giao thông đường bộ, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (Khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BCA, ngày 04/01/2016 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiếm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông). Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tại Khoản 1 Điều 56 quy định rõ các trường hợp xử lý vi phạm giao thông không lập biên bản bao gồm xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì lập biên bản. Khi xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt hành chính tại chỗ.
Việc áp dụng sai hình thức xử phạt là một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Khi đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Khoản 2 Điều 16 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, ngày 19/07/2013, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính).
Như vậy, việc lập biên bản hay không tùy từng trường hợp phải được luật cho phép và quy định cụ thể như chúng tôi đã nêu trên.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Đã có Công văn 8726/VPCP-KGVX về nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh 2025?
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?