Mất giấy phép lái xe, có được cấp lại tại địa phương khác?
Theo quy định tại Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì theo từng trường hợp cụ thể, người bị mất có thể tới một trong các điểm cấp giấy phép lái xe để làm thủ tục cấp lại. Theo đó, hồ sơ do người lái xe lập 1 bộ gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải (nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị mất).
Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
a) Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kề từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
b) Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:
- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT;
- Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe;
- Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh trực tiếp và phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.
Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe bạn mang theo giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu.
Mất giấy phép lái xe, có được cấp lại tại địa phương khác? - Ảnh minh họa
Trường hợp mất giấy phép lái xe
a) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
b) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
c) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
d) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
đ) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
e) Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Trường hợp mất hồ sơ gốc
Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.
Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đa cấp giấy phép lái xe), gồm:
a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy, phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này;
b) Bản sao chụp giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân.
Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc.
Lệ phí:
+ Lệ phí sát hạch thực hành lái xe trong hình: 230.000 đồng/1 lần sát hạch.
+ Lệ phí sát hạch thực hành lái xe trên đường: 50.000 đồng/1 lần sát hạch.
+ Lệ phí thi lý thuyết: 70.000 đồng/1 lần sát hạch.
+ Lệ phí cấp GPLX: 135.000 đồng.
Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi), được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới. Khi cấp lại giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn nộp báo cáo tài chính quý 4/2024 của doanh nghiệp nhà nước là ngày nào?
- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ trong trường hợp nào?
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác trong các trường hợp nào?
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?