Quyền của cha mẹ khi chia di sản thừa kế cho con
Kể từ khi mẹ mất, bạn có quyền yêu cầu phân chia tài sản. Tuy nhiên, nếu việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bố bạn, ông có quyền chưa chia trong thời hạn tối đa 3 năm. Mẹ bạn chết không có di chúc nên phần di sản của mẹ bạn để lại được phân chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất gồm ông, bà ngoại của bạn (nếu còn sống), bố bạn, và 5 anh, em bạn. Tại khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự quy định "thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết". Điều 645 cũng quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản… là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, về nguyên tắc, kể từ thời điểm mẹ bạn chết, anh em bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế do mẹ bạn để lại theo quy định của pháp luật. Anh em bạn có thể thỏa thuận với những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn để phân chia di sản hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm cuộc sống cho một bên vợ hoặc chồng còn sống, Điều 686 và khoản 3 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc hạn chế việc phân chia di sản thừa kế như sau: Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, thời hạn này không quá 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hạn do tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác, những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án cho chia di sản thừa kế. Tại Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình cũng hướng dẫn “… Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng khác…”. Theo đó, quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế của anh em bạn sẽ bị hạn chế trong thời hạn tối đa 3 năm, khi việc phân chia di sản của mẹ bạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bố bạn và gia đình và bố bạn có yêu cầu tòa án chưa cho chia di sản. Như vậy, kể từ thời điểm mẹ chết, anh em bạn có quyền yêu cầu tòa án phân chia di sản của bà để lại, kể cả khi bố bạn còn sống. Tuy nhiên, nếu việc phân chia di sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bố bạn thì ông có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong thời hạn tối đa là 3 năm. Sau khi hết thời hạn 3 năm hoặc chưa hết thời hạn mà bố bạn đã kết hôn với người khác, anh em bạn mới có quyền yêu cầu Tòa án cho chia phần di sản của mẹ bạn để lại trong khối tài sản chung của hai người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?