CSGT không giữ nguyên hiện trường tai nạn, có đúng luật?

Tôi điều khiển xe ô tô lưu thông qua địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Khi tới ngã ba, tôi bật xi nhan rẽ trái, cùng lúc đó phía sau có một xe máy đâm vào xe ô tô của tôi. Xe ô tô của tôi bị trầy sơn cánh cửa sau bên trái, xe máy bị gãy dè trước. Ban đầu hai chúng tôi đã thoả thuận tự hòa giải. Tôi đánh xe ô tô vào lề đường, sau đó người đi xe máy lại không đổi ý hòa giải và điện thoại cho CSGT đến giải quyết.Khi CSGT đo đạc hiện trường, lập biên bản lỗi xe tôi không giữ nguyên hiện trường của vụ tai nạn và đưa 2 phương tiện về trụ sở công an để tạm giữ. Xin hỏi như vậy đúng hay sai và nếu đúng thì với lỗi như vậy tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Trường hợp người điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông trên đường không may xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông thì cần phải giữ nguyên hiện trường và thông báo tới cơ quan công an nơi gần nhất đến giải quyết.

Trong trường hợp tại hiện trường xảy ra vụ va chạm giao thông mà xét thấy để phương tiện nơi xảy ra vụ việc sẽ có thể dẫn tới ùn tắc giao thông, thì người điều khiển phương tiện phải đánh dấu các vị trí xe đổ, sau đó đưa cả 2 xe vào lề đường nơi có vị trí đỗ an toàn và chờ cơ quan chức năng đến giải quyết.

Còn trường hợp, người điều khiển phương tiện tự ý cho xe vào lề đường, mà lại không đánh dấu các vị trí xe đổ, CSGT đến sẽ có trách nhiệm biên bản theo lỗi cụ thể của từng trường hợp vi phạm.

Trường hợp nêu trên, CSGT lập biên bản theo lỗi không giữ nguyên hiện trường của vụ tai nạn giao thông là đúng quy định. Tuy nhiên mức phạt còn tùy thuộc vào việc xác định lỗi của các bên trong việc để xảy ra va chạm giao thông trong vụ việc trên. Theo đó nếu bạn chỉ là bên có liên quan trực tiếp tới vụ tai nạn giao thông thì sẽ áp dụng mức phạt theo quy định tại điểm m khoản 2 điều 5 Nghị định 171/2013 NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
m) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều này.”

Mặt khác, nếu kết luận của cơ quan công an xác định bạn là bên có lỗi gây ra tai nạn giao thông trong vụ việc đó thì sẽ áp dụng mức phạt theo quy định tại điểm khoản 6 điều 5 Nghị định 171/2013:

“6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.”.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
207 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào