Khi li hôn, ai sẽ được quyền nuôi con?
Theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc con chung do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì nhờ tòa án giải quyết. Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên nuôi dưỡng và chăm sóc căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của trẻ. Về nguyên tắc con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ nuôi; trường hợp con đủ 9 tuổi trở lên còn phải xem xét đến nguyện vọng của con. Người nào được giao nuôi con phải có nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dạy con trong điều kiện tốt nhất có thể và phải tạo điều kiện cho người kia được tới lui thăm nom, chăm sóc thực hiện quyền làm cha (hoặc mẹ). Nếu người nuôi con vi phạm những nghĩa vụ nói trên hoặc không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ thì người kia có quyền làm đơn xin thay đổi người nuôi con. Sau ly hôn, đương nhiên các bên sẽ trong tình trạng độc thân và có quyền kết hôn với người khác, miễn sao người đó bảo đảm được việc nuôi dưỡng và chăm sóc con chung. Vì vậy, việc lập văn bản thỏa thuận "Nếu đi bước nữa sẽ mất quyền nuôi con" là làm mất quyền kết hôn của người khác - một trong các quyền nhân thân rất quan trọng của công dân, nên cách làm nói trên là không phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ anh tái hôn, nếu thấy chị không thể chăm sóc con cái được thì anh vẫn có thể kiện lên toà án để xin nuôi con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?