Thủ tục nhận con nuôi tại Việt Nam

Theo khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi, cô, cậu, dì, chú, bác nhận cháu ruột làm con nuôi thì người được nhận làm con nuôi phải dưới 18 tuổi. > Muốn nhận cháu làm con nuôi, đưa ra nước ngoài định cư?

Theo khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài “là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi" thì được nhận con nuôi đích danh. Vợ chồng bạn là người Việt Nam đang định cư tại Australia muốn nhận hai cháu gái (con của người anh trai) làm con nuôi nên thuộc trường hợp nhận con nuôi đích danh vừa nêu ở trên. Khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài,… nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này”. Theo đó, để được nhận con nuôi tại Việt Nam, cả hai vợ chồng bạn phải có đủ điều kiện về việc xin và nhận con nuôi theo quy định của pháp luật nước Australia (Luật Di trú của nước này) và pháp luật Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, vợ chồng bạn phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Có tư cách đạo đức tốt; - Không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi (đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em) Điều kiện của hai cháu được nhận làm con nuôi: Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi, trong trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi thì người được nhận làm con nuôi phải dưới 18 tuổi. Do đó, hai cháu gái của bạn phải dưới 18 tuổi, vợ chồng bạn mới có thể nhận làm con nuôi. Trình tự, thủ tục nhận con nuôi: • Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu mà vợ chồng bạn chuẩn bị trong hồ sơ nhận con nuôi của mình. • Hồ sơ gồm: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; - Bản điều tra về tâm lý, gia đình; - Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe; - Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp xin đích danh (ví dụ như sơ yếu lý lịch thể hiện mối quan hệ với cha của hai cháu, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu chứng minh quan hệ cha con giữa anh trai bạn và hai cháu bé...). Trừ đơn xin nhận con nuôi và tài liệu chứng minh thuộc trường hợp xin đích danh, các tài liệu, giấy tờ còn lại do cơ quan có thẩm quyền của Australia lập, cấp hoặc xác nhận. Hồ sơ được lập thành một bộ và nộp tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp. • Vợ chồng người anh trai của bạn chuẩn bị 3 bộ hồ sơ cho mỗi cháu gái, gồm có: - Giấy khai sinh; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng; - Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em. Hồ sơ: nộp tại Sở Tư pháp nơi hai cháu gái của bạn thường trú.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
375 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào