Không mang chứng minh thư khi ra đường, bị phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP quy định công dân được sử dụng chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.
Trường hợp không mang theo và không xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Mức xử lý có thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Hiện luật không quy định giấy tờ tùy thân nào có thể thay thế chứng minh thư. Trong một số trường hợp, nhà chức trách có thể kiểm tra nhân thân của bạn căn cứ các giấy tờ khác như hộ chiếu, thẻ sinh viên...
Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, nếu công dân có hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân; thuê, mượn... sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ mức cảnh cáo đến 6 triệu đồng.
Một số quy định về chứng minh nhân dân
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan công an có thẩm quyền chứng nhận nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân theo quy định. Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Người có thẩm quyền được quyền yêu cầu công dân xuất trình chứng minh nhân dân trước khi giải quyết công việc. Mỗi công dân chỉ được cấp một chứng minh nhân dân và có số riêng. Trước đây, chứng minh nhân dân chỉ có 9 số, từ ngày 1/7/2012 thành 12 số.
Từ ngày 1/1/2016, Luật Căn cước công dân có hiệu lực, công dân sẽ được cấp Thẻ căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân hiện hành. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ.
Công dân từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân; số thẻ là số định danh cá nhân. Luật không bắt buộc phải đổi ngay chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân.
Chứng minh thư nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe mới nhất theo Thông tư 36/2024/TT-BYT?
- Phương pháp tính thuế tự vệ như thế nào? Điều kiện áp dụng thuế tự vệ là gì?
- Việt Nam có mấy Tòa án nhân dân tối cao? Địa chỉ Tòa án nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn ghi giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?