Trộm vào nhà có được đánh đuổi?

Nếu đánh trộm gây thương tích thì chủ nhà có khi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng nếu "nhắm mắt làm ngơ" thì nạn nhân lại gặp hoạ. Tôi muốn hỏi pháp luật cho phép hành xử như thế nào khi phát hiện bị kẻ gian đột nhập vào nhà?

Khoản 2 điều 22 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.

Khoản 1 Điều 20 quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Như vậy, có thể thấy nơi ở hợp pháp và tính mạng, sức khoẻ của con người là các quan hệ pháp luật rất được đề cao bảo vệ. Do đó, mọi hành vi xâm phạm đến các quan hệ này đều bị nghiêm cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật cho phép.

Quay trở lại với câu hỏi “Khi trộm vào nhà có nên đánh hay không”, như đã nói ở trên, tự ý vào nhà người khác đã là phạm pháp, vào để trộm cắp tài sản thì càng không thể chấp nhận. Nhưng như vậy không có nghĩa là bắt được trộm thì chủ nhà được quyền đánh đập. Dù có là kẻ trộm vẫn được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ. Do vậy, đặt vấn đề “khi trộm vào nhà có nên đánh hay không” thì lời khuyên là không nên.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dù không muốn người phát hiện kẻ trộm vẫn buộc phải dùng vũ lực để khống chế. Đó là những trường hợp kẻ trộm kháng cự hoặc hành hung để tẩu thoát hoặc có những hành vi nguy hiểm đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

Khi gặp phải những trường hợp này, pháp luật cho phép sử dụng biện pháp phòng vệ để ngăn chặn hành vi nguy hiểm (kể cả việc đánh kẻ trộm). Nhưng những biện pháp phòng vệ phải là cần thiết với hành vi xâm hại và không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Điều lưu lý, khi áp dụng biện pháp phòng vệ, ranh giới giữa phòng vệ chính đáng (không phải chịu trách nhiệm hình sự) và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (phải chịu trách nhiệm hình sự) rất mong manh. Do đó, khi quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ cần phải cân nhắc kỹ tình huống cũng như điều kiện, hoàn cảnh thực tế để có biện pháp phù hợp, tránh rơi vào tình trạng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Nếu hành vi phòng vệ bị xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
303 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào