Mặt khách quan của tội vô ý làm lộ bí mật công tác
a) Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm này hoàn toàn giống với hành vi khách quan của tội vô ý làm lộ làm lộ bí mật nhà nước; biểu hiện của hành vi làm lộ bí mật công tác cũng tùy thuộc vào chức vụ, quyền hạn và hoàn cảnh cụ thể lúc người phạm tội làm lộ bí mật đó.
Hành vi làm lộ bí mật công tác được biểu hiện như: kể cho người khác nghe những bí mật mà mình biết; cung cấp tài liệu, tin tức bí mật cho người khác để người khác sử dụng các tài liệu, tin tức bí mật đó; loan truyền những tin tức bí mật…
Hành vi làm lộ bí mật nhà nước bao giờ cũng gắn liền với nhiệm vụ của người phạm tội. Cũng chính vì thế nên mới gọi là làm lộ bí mật công tác, nếu không có chức vụ, quyền hạn và không thực hiện nhiệm vụ, thì không thể làm lộ bí mật nhà nước được.
b) Hậu quả
Hậu quả của hành vi vô ý làm lộ bí mật công tác là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất cho cơ quan, tổ chức và cho con người.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nếu vô ý làm lộ bí mật công tác mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì chưa cấu thành tội phạm.
Do chưa có hướng dẫn thế nào là hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do hành vi vố ý làm lộ bí mật công tác gây ra , nên việc xác định thiệt hại tới mức nào là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do hành vi vô ý làm lộ bí mật công tác là việc khá phức tạp, chúng ta không thể coi hậu quả nghiêm trọng do hành vi vô ý làm lộ bí mật công tác gây ra cũng như do hành vi cố ý gây ra.
Thông thường, nếu hành vi cố ý gây ra hậu quả nghiêm trọng thì đối với hành vi vô ý, hậu quả phải cao hơn so với cố ý ít nhất hai lần mới được coi là nghiêm trọng. Có thể còn nhiều ý kiến khác nhau về mức độ, nhưng nghiên cứu các tội phạm khác, chúng ta có thể xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi vô ý làm lộ bí mật công tác gây ra. Ví dụ: hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích cho người khác có tỷ lệ thương tật là 31% được coi là hậu quả nghiêm trọng. Tội vi phạm các quy định an toàn giao thông đường bộ là tội phạm do vô ý. Tuy nhiên, hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ là hành vi trực tiếp gây hậu quả, còn hành vi vô ý làm lộ bí mật công tác lại không trực tiếp gây hậu quả. Do đó, việc xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi vô ý làm lộ bí mật công tác gây ra không thể vận dụng như trường hợp vô ý trực tiếp gây ra hậu quả.
Nếu nghiên cứu hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BCA - BTP ngày 25-12-2001 của Tòa án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999, thì hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm tội gây ra không bao gồm hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng mà chỉ quy định cho các tội do cố ý. Tuy nhiên, những thiệt hại được quy định tại Thông tư liên tịch trên cũng là những thiệt hại gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra và nó cũng được coi là những thiệt hại gián tiếp do hành vi phạm tội gây ra và nó cũng được coi là những thiệt hại mà người phạm tội không mong muốn. Vì vậy, trong khi chưa có hướng dẫn chính thức về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do hành vi vô ý làm lộ bí mật công tác gây ra, chúng ta có thể vận dụng hướng dẫn tại thông tư liên tịch trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?