Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên chính hạng II
Theo Điểm Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số: 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 của liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ quy định: Một trong những tiểu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên chính hạng II - Mã số: V.07.01.02 là phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II);
Còn tại Khoản 3 Điều này quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
- Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo;
- Chủ trì thực hiện ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo;
- Có ít nhất 3 bài báo khoa học đã được công bố;
- Viên chức thăng hạng từ chức danh giảng viên (hạng III) lên chức danh giảng viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 6 năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên (hạng III) tối thiểu là 2 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?