Hướng dẫn người đang ở nước ngoài để lại di sản cho người đang ở Việt Nam

Hướng dẫn người đang ở nước ngoài để lại di sản cho người đang ở Việt Nam như thế nào?

1. Di chúc để lại tài sản cho con cái tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 653 của Bộ Luật Dân sự hiện hành (BLDS), di chúc để lại di sản thừa kế cho con cái được coi là hợp pháp khi có đủ các nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản;

– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Sau khi lập di chúc, người lập có thể nhờ người kí làm chứng hoặc có thể thực hiện thủ tục công chứng tại các Phòng Công chứng đang hoạt động hoặc thực hiện thủ tục chứng thực tại UBND địa phương nơi người lập di chúc cư trú.

Tuy nhiên người có thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc phải không thuộc các trường hợp sau:

– Là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

– Là người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;

– Là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Điều 658 BLDS 2005 quy định trường hợp di chúc được lập tại cơ quan công chứng hoặc UBND, thủ tục thực hiện như sau:

– Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân ký vào bản di chúc;

– Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

2. Di chúc để lại tài sản cho con cái quốc tịch Việt Nam nhưng sống ở nước ngoài:

Việc di chúc để lại cho con cái hoàn toàn phụ thuộc vào ý nguyện của cha hoặc mẹ, không cần có ý kiến của người được hưởng di sản. Việc người hưởng di sản có quốc tịch Việt Nam ở trong hay ngoài nước không hề ảnh hưởng đến quyền lợi thừa kế của họ và nếu họ đang sinh sống ở nước ngoài, thủ tục lập di chúc không có gì khác biệt so với những nội dung đã được đề cập ở phần trên.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
132 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào