Chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở
Đối với hợp đồng mua bán nhà ở, theo quy định của Bộ luật Dân sự tại Điều 450 và Luật Nhà ở 2005 tại khoản 3 Điều 93 thì Hợp đồng về nhà ở phải bằng văn bản và phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, ngoại trừ các trường hợp không phải công chứng, chứng thực.
Chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở được quy định như sau:
Trình tự thực hiện chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở:
– Người yêu cầu chứng thực nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã và xuất trình bản chính của giấy tờ đã nộp bản sao để đối chiếu; cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu chứng thực;
– Trường hợp hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch (mẫu số 61/SCT). Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc khi giải quyết yêu cầu chứng thực mà phát hiện người có bất động sản không đủ điều kiện thực hiện quyền của người có bất động sản theo quy định của pháp luật thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực;
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình người có thẩm quyền thực hiện ký chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản. Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Trường hợp không chứng thực được trong ngày nhận hồ sơ thì ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, viết Phiếu hẹn (Mẫu số 32/PH) trao cho người yêu cầu chứng thực
Cách thức thực hiện chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở:
Trực tiếp tại UBND cấp xã
Thành phần hồ sơ chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở:
– Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản: Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài sản đó chuyển nhượng;
– Dự thảo Hợp đồng (trường hợp người yêu cầu chứng thực soạn thảo sẵn);
– Các giấy tờ cần thiết khác cho việc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết:
– Trong ngày nhận hồ sơ (nếu nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ trước 15 giờ);
– Chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo (nếu nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ sau 15 giờ);
– Trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng thực
Lệ phí (nếu có):
Giá trị tài sản dưới 20.000.000đồng: thu 10.000 đồng/ trường hợp
Từ 20.000.000đồng đến dưới 50.000.000đồng: 20.000 đồng/ trường hợp
Từ 50.000.000 đến dưới 100.000.000 đồng: 50.000 đồng/trường hợp
Từ 100.000.000đồng đến dưới 300.000.000đồng: 100.000đồng/trường hợp
Từ 300.000.000đồng đến dưới 1.000.000.000đồng: 200.000đ/trường hợp
Từ 1.000.000.000đồng đến dưới 2.000.000.000đồng: 500.000đ/trường hợp
Từ 2.000.000.000đồng đến dưới 3.000.000.000: 1.000.000đồng/trường hợp
Từ 3.000.000.000đồng đến dưới 5.000.000.000: 1.500.000đồng/trường hợp
Từ 5.000.000.000 đồng trở lên: 2.000.000đồng/trường hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?