Ly hôn khi đang mang thai và đăng ký khai sinh cho con mà không có tên cha
1. Về quyền yêu cầu ly hôn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, pháp luật chỉ áp dụng quy định trên với người chồng. Trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật này thì có quyền yêu cầu ly hôn.
2. Về đăng ký khai sinh cho con
Theo quy định, chỉ trong trường hợp không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh mới được để trống (khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP).
Như vậy, trường hợp của chị nêu thì chị không được để trống phần ghi về người cha trong giấy khai sinh của cháu bé.
Về họ của cháu bé, điểm e mục 1 phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP quy định khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Vì vậy, nếu tập quán là đặt theo họ của người cha thì nếu muốn đặt theo họ mẹ, chị phải thỏa thuận với cha cháu bé.
3. Về việc thay đổi, cải chính hộ tịch
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 158 thì phạm vi thay đổi, cải chỉnh hộ tịch bao gồm việc thaỵ đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhận có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Việc thay đổi phải bảo đảm nguyên tắc không làm cản trở quyền làm cha, mẹ của những người là cha, mẹ của con. Theo nội dung phân tích ở trên thì trường hợp của chị không được để trống tên người cha do vậy, không thể bổ sung tên một người khác vào phần ghi tên người cha. Tuy nhiên, điểm d khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:… d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại”. Căn cứ quy định trên, chị có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ cho con sang họ mẹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?