Điều kiện của việc áp dụng tập quán trong việc giải quyết tranh chấp dân sự
Thứ nhất, quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp cần giải quyết phải thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự.
Thứ hai, hiện chưa có quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp đó.
Thứ ba, tranh chấp cần giải quyết chưa được quy định trong pháp luật và các bên tham gia giao dịch không thỏa thuận, đồng thời cũng không có quy định tương tự nào của pháp luật để áp dụng thì các tập quán sẽ được xem xét để áp dụng.
Thứ tư, có tập quán có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, không phải tập quán nào cũng có thể áp dụng, tập quán được áp dụng phải có tính thông dụng, gần gũi và được đông đảo mọi người sinh sống trên cùng địa bàn hoặc cùng hành nghề trên cùng một lĩnh vực thừa nhận như một chuẩn mực ứng xử.
Thứ năm, tập quán được áp dụng không được trái với các nguyên tắc chung của phápluật quy định trong Bộ luật dân sự.
Như vậy, tập quán được áp dụng vừa phải có khả năng giải quyết các tranh chấp dân sự lại vừa phải phù hợp với tất cả các nguyên tắc trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?