Áp dụng pháp luật nước ngoài

Áp dụng pháp luật nước ngoài được quy định như thế nào?

Trước hết, việc áp dụng pháp luật nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan. Yếu tố nước ngoài ở đây là một trong ba yếu tố: chủ thể (hai bên không cùng quốc tịch hoặc ít nhất một bên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài); khách thểcủa quan hệ ở nước ngoài; căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.

   Khi xuất hiện quan hệ tư pháp quốc tế thì hiện tượng xung đột pháp luật sẽ xảy ra vì khi đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh. Việc thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài hay không, áp dụng pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể nào hoàn toàn thuộc về chủ quyền của các quốc gia. Tuy nhiên, trong xu hướng hiện nay, với mục đích tăng cường, củng cố và thúc đẩy sự phát triển bền vững các mối quan hệ quốc tế, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài. Hơn nữa, quan hệ Tư pháp quốc tế với bản chất là quan hệ dân sự nên một trong những nguyên tắc điển hình đó là tôn trọng sự thỏa thuận. Do vậy nếu áp đặt việc áp đặt phải áp dụng pháp luật của quốc gia thì sẽ không dung hòa được lợi ích của các quốc gia có liên quan. Điều này giúp điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế được khách quan và công bằng hơn, đảm bảo tốt nhất lợi ích của công dân tham gia quan hệ dân sự quốc tế. Đồng thời, việc áp dụng pháp luật nước ngoài đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cả thế giới; đáp ứng việc củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ đa phương, đa diện của quốc gia với nước ngoài.

Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được đặt ra khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu tới vì quy phạm này xác định hệ thống pháp luật cụ thể nào có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hoặc có thể do các đương sự thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài. Quy phạm xung đột có thể được xây dựng trong hệ thống hệ thống pháp luật của quốc gia hoặc trong các điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia gồm cả điều ước quốc tế song phương và đa phương. Trong xu thế toàn cầu hóa và tăng cường hợp tác, các quốc gia cùng nhau thỏa thuận để ban hành nên các quy phạm xung đột giúp giải quyết xung đột pháp luật, do đó, các quốc gia phải thực hiện các cam kết của mình một cách tận tâm, thiện chí. Nếu quốc gia nào thiếu thân thiện trong việc thực hiện các cam kết thì chính quốc gia đó sẽ bị giảm sút uy tín cũng như ảnh hưởng xấu tới việc thiết lập quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trên trường quốc tế.

   Trên thực tế, Việt Nam cũng đã có một số quy định về vấn đề áp dụng pháp luậtnước ngoài trong một số văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự 2005 (Điều 759), Luật thương mại 2005 (Điều 5), Luật hôn nhận và gia đình (Điều 101),… Theo đó, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của phápluật Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở lý thuyết và dường như chỉ được khai thác chủ yếu dưới góc độ nghiên cứu, giảng dạy mà lại được áp dụng rất hạn chế. Tại hội thảo “Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong Tư pháp quốc tế”, thẩm phán Ngô Thị Minh Ngọc thừa nhận “Chúng tôi chưa bao giờ áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết tranh chấp dân sự hay ly hôn”. Thiết nghĩ đây là vấn đề cần khắc phục bởi việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp. Song song với đó, khi áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vấn đề phát sinh cần phải luôn gắn với việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo đảm sự an ninh, ổn định chế độ xã hội chủ nghĩa và nền tảng pháp luật của nhà nước ta.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
514 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào