Khi vợ chồng ly hôn, bà nội có quyền nuôi cháu không?
Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định chỉ cha, mẹ mới có quyền yêu cầu được nuôi con sau khi ly hôn, ông bà nội ngoại không có quyền đưa ra yêu cầu này.
Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Trong trường hợp cả hai vợ chồng đều không đủ điều kiện nuôi con như trình bày của anh/chị thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự (khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Việc lựa chọn người giám hộ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005 về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ thuộc hàng thứ ba sau anh ruột, chị ruột. Người giám hộ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?