Quyền sở hữu đối với tài sản
Khoản 1 Điều 358 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về đặt cọc như sau: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.” Theo quy định này thì đặt cọc chỉ là một biện pháp bảo đảm để thực hiện hợp đồng mua bán, nên trong thời gian bạn đặt cọc tiền, con bò vẫn đang thuộc quyền sở hữu của gia đình ông B.
Quyền sở hữu con bò được chuyển giao ở thời điểm bạn hoàn thành việc thanh toán tiền mua bán và nhận được con bò theo quy định tại khoản 2 điều 168 Bộ luật Dân sự 2005: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Và điều 234 Bộ luật dân sự 2005: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.”
Như vậy, trong thời gian con bò đẻ bê con thì nó vẫn đang thuộc quyền sở hữu của gia đình ông B nên con bê con cũng sẽ thuộc quyền sở hữu của gia đình ông B theo quy định tại điều 234 Bộ luật dân sự 2005: “Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?