Quy định pháp luật về hợp đồng thuê ô tô
1. Cơ sở pháp lý
Bộ luật dân sự 2005.
Bộ luật thương mại 2005.
2. Hình thức của hợp đồng
Hợp đồng có thể được gaio kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
3. Nội dung của hợp đồng thuê xe ô tô
Bên cho thuê xe đồng ý cho bên thuê thuê ô tô với mục đích sử dụng và với tên xe, biển kiểm soát, màu sơn, số máy, số khung,nhãn hiệu….
4. Thời hạn thuê
Thời hạn thuê ô tô do các bên thỏa thuận, từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
5.1. Bên thuê ô tô có quyền và nghĩa vụ sau
– Được giao xe ô tô đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng.
– Được sử dụng ô tô của bên cho thuê trong thời gian ký kết hợp đồng thuê ô tô.
– Được ngừng thanh toán trong trường hợp bên cho thuê vi phạm hợp đồng.
– Thanh tóa tiền thuê xe cho bên cho thuê đúng hạn.
– Chịu qoàn bộ chi phí bảo dưỡng xe theo kỳ hạn.
– Chịu toàn bộ chi phí xăng dầu trong khi sử dụng xe.
– Phải bảo quản tài sản thuê như tài sản của mình
– Giao trả xe ô tô trong tình trạng như khi nhận, khi hết thời hạn thuê cho bên cho thuê ô tô.
5.2. Bên cho thuê có quyền và nghĩa vụ sau
– Được nhận chi phí của việc cho thuê ô tô đúng hạn.
– Yêu cầu bên thuê chấm dứt ngay việc sử dụng xe ô tô không đúng mục đích nếu bên thuê không chấm dút hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng và yêu cầu bên thuê xe hoàn xe ô tô đang thuê và bồi thường thiệt hại.
– Giao xe và toàn bộ giấy tờ liên quan đến xe ngay sau khi Hợp đồng có hiệu lực. Giấy tờ kiên quan đến xe gồm: giấy đăng ký kinh doanh, giấy kiểm định, giấy bảo hiểm xe.
– Chịu trách nhiệm pháp lý về nguồn gốc và quyền sở hữu của xe.
– Mua bảo hiểm xe và đăng kiểm xe cho các lần kế tiếp trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
– Xuất hóa đơn thuê xe: 1 tháng/ lần.
6. Giá thuê và phương thức thanh toán
Giá thuê do hai bên thỏa thuận. Giá thuê này đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Phương thức thanh toán: Bên thuê thanh toán cho bên cho thuê ô tô bằng hình thức chuyển tiền qua tài khoản, thanh toán trực tiếp…
7. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau về tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết. Trong trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
8. Cơ quan tiến hành giải quyết tranh chấp và thời hạn giải quyết
Đối với người thuê và người cho thuê là công dân Việt Nam thì Tòa án nhân dân Huyện nơi nguyên đơn, bị đơn cư trú có thẩm quền giải quyết vụ việc trên.
Đối với vụ việc có yếu tố nước ngoài (tức là một bên chủ thể là người nước ngoài thì Tòa án nhân dân Tỉnh nơi nguyên đơn, bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết).
Thời hạn giải quyết vụ việc là từ 4 – 5 tháng trong trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp và có lý do chính đáng là thì thời hạn giải quyết tranh chấp là từ 6- 8 tháng.
9. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng được giao kết có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.
Hợp đồng chấm dứt khi thời hạn thuê đã hết hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?