Tội xâm phạm quyền hội họp
1. Căn cứ pháp lý.
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009.
2. Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
2.1: Khách thể của tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là những quyền quan trọng trong quyền tự do, dân chủ. Các quyền này được Hiến pháp ghi nhận. Khách thể của tội phạm này chính là quyền tự do, dân chủ của công dân.
2.2: Mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi cản trở tự do tín ngưỡng, quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào. Hành vi tội phạm có thể được biểu hiện bằng lời nói, hành động uy hiếp tinh thần hoặc dùng bạo lực để ngăn cản người khác tổ chức hoặc tham gia thực hiện việc hội họp hợp pháp, đúng quy định của pháp luật. Cũng có thể người phạm tội gây khó khăn, ngăn cản việc công dân tham dự các hội họp. Theo quy định của Điều 129 BLHS 1999 thì việc hội họp và thành lập phải phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân có ý nghĩa là nội dung của cuộc họp, mục đích của cuộc họp đều phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Nội dung trong, mục đích của hội họp, thành lập hôi nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, nghề nghiệp hoặc trong phát triển kinh tế. Đời sống tinh thần được coi như tài sản riêng của con người và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Công dân có quền tin hoặc không tin, theo hoặc không theo tôn giáo, tín ngưỡng nào. Nhà nước nghiêm cấm và xử lý rất nghiêm khắc các hành vi chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc.
Hành vi phạm tội này được biểu hiện bằng lời nói như nói xấu, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc về tín ngưỡng, tôn giáo; ngăn cấm người khác không cho người khác đi lễ nhà thờ hoặc nhà chùa; cưỡng bức, ép buộc, lôi kéo người khác phải theo tín ngưỡng, tôn giáo của mình; cản trở, cản trở, cấm đoán, gây éo buộc, lôi kéo người khác phải theo tín ngưỡng, tôn giáo của mình; cản trở, cấm đoán, gây khó khăn hoặc không cho phép hội họp, thành lập hội mặc dù việc hội họp, thành lập hội hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
2.3: Chủ thể của tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: Độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 BLHS 1999. Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội này là chủ thể thường không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự khi phạm vào tội này thì phải chịu trách nhiệm hình sự do pháp luật hình sự quy định.
2.4: Mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Người phạm tội thực hiện với hành vi do lỗi cố ý. Người phạm tội nhân thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi mà mình gây ra là xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền hội họp, lập hội của công dân nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xả ra.
3. Hình phạt của tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Người có hành vi cản trở công dân quyền công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khoogn giâm giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Người phạm tôi còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
4. Đặc điểm của tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Đặc điểm của tội phạm này có một khung hình phạt, hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật, khung hình phạt cũng rất nhẹ mức hình phạt cao nhất của tội phạm này cũng chỉ có một năm tù. Điều này thể hiện chính sách khoan hồng của nhà nước ta, chính sách hình sự của nhà nước ta chỉ yếu nhằm giáo dục, nếu có xử lý thì chủ yếu áp dụng hình thức kỷ luật hoặc xử phạt hành chính, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp cần thiết, sau khi đã xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính mà còn vi phạm.
Thông qua hình phạt quy định trong BLHS 1999 cho thấy tội phạm này thuộc trường hợp ít nguy trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng là tôi phạm gây hậu quả nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?