Quy định của pháp luật về thời hiệu
1.Cơ sở pháp lý:
Bộ luât Dân sự 2005 quy định về các vấn đề liên quan đến thời hiệu như khái niệm, các loại thời hiệu, cách tính thời hiệu cũng như quy định về vấn đề thời hiệu cụ thể trong việc khởi kiện vụ án.
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.
Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP quy định việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
Nghị quyết 03/2012 quy định thêm một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện.
2. Các loại thời hiệu:
Căn cứ vào quy định tại Điều 155 BLDS, có thể xác định 4 loại thời hiệu:
a. Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
b. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
c. Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
d. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
3. Cách tính thời hiệu:
Nói chung, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận cụ thể, việc tính thời hiệu được xác định theo đơn vị ngày (24 giờ).
Điều 156 BLDS quy định về cách tính thời hiệu như sau: Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
4. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
4.1. Khái niệm: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là quãng thời gian (trong luật gọi là thời hạn) mà chủ thể này (nguyên đơn) được quyền khởi kiện chủ thể khác (bị đơn) ra tòa án, yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu khởi kiện của mình, trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Khi đã hết thời hiệu khởi kiện, thì chủ thể (người bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp) sẽ không còn quyền khởi kiện nữa (mất quyền khởi kiện), trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:
a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
4.2. Cách tính thời hiệu khởi kiện:
Điều 159 Bộ luật dân sự quy định về thời điểm bắt đầu và cách tính thời hiệu khởi kiệnvụ án dân sự hay thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4.3. Những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện:
Điều 160 quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
4.4. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện:
Các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu câu và cách tính thời hiệu được quy định trong BLDS là cơ sở nhằm đảm bảo quyền khởi kiện của đương sự để bảo vệ quyện, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án trong việc thụ lý, xác minh, thu thập chứng cứ, giải quyết tranh chấp góp phần làm ổn định các quan hệ dân sự. Thời hiệu khởi kiện có thể bị gián đoạn khi xảy ra những sự kiện nhất định được pháp luật dự liệu. Khoảng thời gian đó không được tính vào thời hiệu khởi kiệnvụ án dân sự. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người có quyền vì những lý do khách quan mà không thể thực hiện quyền khởi kiện đúng trong thời gian xảy ra sự kiện khách quan. Điều 161 BLDS quy định về các trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện gồm sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, chưa có người đại diện theo pháp luật hay chưa có người đại diện thay thế.
4.5. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện:
Điều 162. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
b) Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
c) Các bên đã tự hoà giải với nhau.
2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?