Hiệu lực của hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Theo quy định của pháp luật nhà ở, nhà ở được chia thành 2 loại: nhà ở hình thành trong tương lai và nhà ở xây sẵn. Hiện nay theo quy định của luật Nhà ở 2014 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng được phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên chúng tôi đang có băn khoăn là: Đối với các hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai khi mà nhà ở đó được xây dựng xong và ban giao (tức là trở thành nhà ở xây sẵn) thì hợp đồng thế chấp này có còn hiệu lực không khi mà đối tượng thế chấp ban đầu không còn?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai, thì “Khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý.”
Do vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, khi nhà ở hình thành trong tương lai (là tài sản thế chấp) được xây dựng xong và bàn giao cho bên thế chấp (tức là trở thành nhà ở có sẵn theo quy định của khoản 8 Điều 13 Luật Nhà ở năm 2014), thì bên nhận thế chấp vẫn có quyền đối với nhà ở đó. Trong trường hợp này, đối tượng của hợp đồng thế chấp (là tài sản bảo đảm) có sự thay đổi về trạng thái, từ trạng thái nhà ở hình thành trong tương lai sang trạng thái nhà ở có sẵn.
Để ghi nhận tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm (có sự thay đổi từ nhà ở hình thành trong tương lai sang nhà ở có sẵn), các bên thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi theo quy định của khoản 4 Điều 12 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm và điểm đ khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Thế chấp nhà ở
Hỏi đáp mới nhất về Thế chấp nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để thế chấp nhà ở bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về cấp đổi Giấy chứng nhận đang thế chấp tại ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Nhà ở hình thành trong tương lai có được thế chấp?
Hỏi đáp pháp luật
Nhà ở được mua bán trả chậm, trả dần thì có được thế chấp ngân hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được bán nhà ở đang thế chấp ở ngân hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Thế chấp nhà vay ngân hàng nhưng không có khả năng trả nợ
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự, thủ tục thế chấp nhà ở
Hỏi đáp pháp luật
Xin tư vấn về việc thế chấp nhà ở
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục thế chấp nhà ở
Hỏi đáp pháp luật
Chuyển tiếp đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thế chấp nhà ở
Thư Viện Pháp Luật
398 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thế chấp nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thế chấp nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào