Điều kiện chủ thể trong khởi kiện vụ án dân sự

Điều kiện chủ thể trong khởi kiện vụ án dân sự được quy định như thế nào?

Là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luậtTTDS, gồm cá nhân; cơ quan; tổ chức; hộ gia đình; tổ hợp tác đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định, các chủ thể khởi kiện khi thực hiện quyền khởi kiện của mình phải tuân thủ một số điều kiện cơ bản sau:

Một là chủ thể đó phải có năng lực chủ thể pháp luật TTDS, bao gồm năng lực phápluật tố tụng dân sự (NLPLTTDS) và năng lực hành vi tố tụng dân sự (NLHVTTDS).

NLPLTTDS là khả năng do pháp luật quy định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ trong TTDS (khoản 1 Điều 57 BLTTDS). NLPLTTDS được coi là điều kiện cần để một chủ thể tham gia vào quá trình TTDS. NLPLTTDS của cá nhân thường xuất hiện khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chết. Khác với NLPLDS của cá nhân, NLPLDS của tổ chức xuất hiện khi tổ chức được thành lập và mất đi khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động. NLPLDS của hộ gia đình phát sinh đồng thời  với việc hình thành  hộ gia đình với tư cách chủ thể. Còn đối với tổ hợp tác, NLPLDS của tổ hợp tác phát sinh đồng thời với việc thành lập và chấm dứt khi chấm dứt sự tồn tại của tổ hợp tác với tư cách là một chủ thể. Trong đó thời điểm thành lập tổ hợp tác là thời điểm ủy ban nhân dân cơ sở chứng nhận hợp đồng hợp tác. Còn thời điểm chấm dứt tổ hợp tác đó là thời điểm hết hạn hợp đồng; mục đích hợp tác đã đạt được hoặc các tổ viên thỏa thuận chấm dứt tổ hợp tác (Điều 129 BLDS). Để đảm bảo giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự, pháp luật quy định mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có NLPLTTDS như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 57 BLTTDS). Các chủ thể cũng không thể bị hạn chế hoặc bị tước đoạt quyền và nghĩa vụ TTDS.

   Tuy nhiên để có thể tự mình hoặc ủy quyền thực hiện hành vi khởi kiện vụ án dân sự thì các chủ thể phải có NLHVTTDS. NLHVTTDS là khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại điện tham gia TTDS. Đối với cá nhân NLHVTTDS có khi cá nhân đó từ đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với cơ quan, tổ chức thì NLHVTTDS phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với thời điểm thành lập và chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. NLHVTTDS của hộ gia đình cũng phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình với tư cách chủ thể. Tuy nhiên năng lực chủ thể của hộ gia đình do pháp luật quy định có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực đó là “hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định” (Điều 106 BLDS). Đới với tổ hợp tác NLHVTTDS của tổ hộ tác phát sinh đồng thời với việc thành lập và chấm dứt khi chấm dứt sự tồn tại của tổ hợp tác với tư cách là một chủ thể.

   Hai là bên cạnh việc phải đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể pháp luật TTDS theo quy định của BLTTDS thì các chủ thể khi khởi kiện vụ án dân sự phải có quyền lợi bị xâm phạm, tranh chấp hoặc khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS, nó không cho phép người khác không phải là chủ thể của quan hệ phápluật lợi dụng quyền khởi kiện để xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
325 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào