Định đoạt quyền sử dụng đất của con tám tuổi
Vì quyền sử dụng đất là của con bà Bình nên có thể bà Bình chỉ được đứng tên với tư cách là người đại diện theo pháp luật cho con trên giấy chứng nhận đó. Luật Hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ có quyền quản lý, định đoạt tài sản của con như sau:
* Quản lý tài sản riêng của con:
- Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
- Tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.
- Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
* Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên:
- Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
- Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ.
Đối chiếu với quy định trên, con bà Bình mới tám tuổi nên việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất nêu trên sẽ do bố mẹ định đoạt vì lợi ích của con. Định đoạt vì lợi ích của con ví dụ như: bán tài sản để lấy tiền phục vụ cho sinh hoạt, học tập của con. Như vậy, pháp luật không cấm cha mẹ được bán/chuyển nhượng tài sản của con và bạn có thể thỏa thuận với vợ chồng bà Bình về việc tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên theo quy định của pháp luật.
Trước hết, bạn phải tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Cơ quan tiến hành: Tổ chức công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng) trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản (Điều 37 Luật Công chứng).
- Hồ sơ (Điều 35 Luật Công chứng):
+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như: Giấy khai sinh của con bà Bình để thể hiện mối quan hệ cha mẹ con…
- Thủ tục:
Hai bên có thể dự thảo sẵn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các điều khoản thỏa thuận hoặc yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo theo mẫu. Trong hợp đồng nêu rõ tại phần chủ thể như sau: Ông A, bà B (vợ chồng bà Bình) là người đại diện theo pháp luật cho con...
Sau khi hai bên đọc, đồng ý nội dung và ký vào hợp đồng thì công chứng viên sẽ chứng nhận vào hợp đồng đó.
Sau khi làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn đến Văn phòng đăng ký nhà đất thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường quận, huyện nơi có bất động sản để làm thủ tục sang tên bạn trên giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?