Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 122 BLTTDS. Theo đó, tòa án quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một trong các trường hợp sau: Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ; Người phải thi hành quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có người thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu; Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của BLDS.
Nếu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, tòa án phải xem xét quyết định để người yêu cầu áp dụng BPKCTT nhận lại tài sản bảo đảm đã nộp, trừ trường hợp người yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ 3.
Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Toà án phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ra quyết định cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?