Thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc thay đổi BPKCTT được quy định tại Điều 121 BLTTDS và mục 10 Nghị quyết số 02/2005. Theo đó, khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì tòa án có thể quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung BPKCTT. Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 117 của BLTTDS và hướng dẫn tại các mục 5,6,7 Nghị quyết số 02/2005.
Trong trường hợp thay đổi BPKCTT mà người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc phải thực hiện biện pháp bảo đảm ít hơn biện pháp bảo đảm mà họ đã thực hiện, thì Toà án xem xét quyết định cho họ được nhận lại toàn bộ hoặc một phần khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá mà họ đã gửi trong tài khoản phong toả tại ngân hàng theo quyết định của Toà án, trừ trường hợp người yêu cầu áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
Trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn xin thay đổi BPKCTT mà BPKCTT không có lợi cho người bị áp dụng hoặc có đơn xin tòa án áp dụng bổ sung BPKCTT khác thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do trong đơn xin thay đổi và áp dụng BPKCTT bổ sung khác và cung cấp tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là chính đáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?