Công chứng, đăng ký biến động liên quan đến hợp đồng thuê nhà, thuê quyền sử dụng đất
1. Về Hợp đồng thuê nhà: Khoản 3 Điều 93 Luật Nhà ở quy định: Hợp đồng về nhà ở phải có công chứng, chứng thực, trừ các trường hợp sau đây:
- Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;
- Bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
Về Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất: Bộ luật Dân sự quy định Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nói chung, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất nói riêng phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ tư pháp và Thông báo số 63/TB-VPCP ngày 28/02/2012 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về lộ trình thực thi phương án đơn giản hóa bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng hợp đồng về nhà ở và quyền sử dụng đất ở: đã bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng đối với các hợp đồng: cho thuê quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; cho thuê nhà ở; ủy quyền quản lý nhà ở.
Như vậy, hiện nay, Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất không bắt buộc phải công chứng, (nhưng các bên vẫn có thể tự nguyện yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật).
2. Về đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Các trường hợp phải đăng ký biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp được quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gồm:
- Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không hình thành pháp nhân mới đối với cả thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được phép đổi tên;
- Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên;
- Người sử dụng đất đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp;
- Thay đổi thông tin về số hiệu thửa, tên đơn vị hành chính nơi có thửa đất, tài sản gắn liền với đất;
- Chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển công năng sử dụng của nhà ở, công trình xây dựng;
- Thay đổi thời hạn sử dụng đất, thời hạn sở hữu tài sản;
- Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
- Thay đổi về hạn chế quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện;
- Thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà, công trình;
- Thay đổi diện tích, nguồn gốc tạo lập, hồ sơ giao rừng sản xuất là rừng trồng;
- Đính chính nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót do việc in hoặc viết Giấy chứng nhận;
- Giấy chứng nhận đã cấp có nhiều thửa đất mà người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất.
Như vậy, việc cho thuê quyền sử dụng đất, cho thuê nhà ở không phải đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?