Nội dung biện pháp cầm giữ tài sản
Nội dung của biện pháp bảo đảm này, theo nghĩa truyền thống, có thể được hiểu như sau: Khi bên có quyền (người cầm giữ) đang chiếm hữu hữu hợp pháp một vật để sau đó hòan trả cho chủ sở hữu ( người có tài sản bị chiếm giữ, người có nghĩa vụ hoặc cho người thứ ba theo chỉ định cuả chủ sở hữu) thì bên có quyền được quyền tiếp tục cầm giữ vật ấy nếu như những nghĩa vụ trực tiếp phát sinh từ vật ấy không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng hạn. Người cầm giữ được quyền chiếm giữ vật ấy cho đến khi nghĩa vụ được thực hiện xong.
Bản chất pháp lý của biện pháp cầm giữ : Về hiện tượng, biện pháp này có những điểm tương đồng với biện pháp cầm cố, song lại mang tính chất của biện pháp phạt vi phạm hoặc là giai đoạn đầu của quá trình bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để sau đó chuyển thành biện pháp cầm cố. Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác biệt.
*Nội dung của biện pháp cầm giữ tài sản trong pháp luật các nước trên thế giới được hiểu như sau:
– Đây là một biện pháp bảo đảm duy nhất trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng mà không dựa trên sự thỏa thuận của các bên liên quan. Vì đây là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của bên có quyền. Pháp luật là cơ sở trực tiếp phát sinh quyền được cầm giữ tài sản, nếu như trước đó các bên không có thỏa thuận không áp dụng biện pháp này. Trong khi đó các biện pháp thế chấp, bảo lãnh, cầm cố chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận. Chính yếu tố này mà trong các tài liệu pháp luật nước ngòai khi đề cập đến vấn đề này thường sử dụng thuật ngữ “quyền chiếm giữ”. Cầm giữ tài sản là cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là quyền được pháp luật quy định của người có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ. Song đây không phải là hình thức “xiết nợ” thường gặp trong thực tiễn.
– Quyền cầm giữ tài sản chỉ được thực hiện nếu đồng thời hội đủ ba yếu tố sau:
+ Vật cầm giữ đang được bên có quyền nắm giữ nhưng vật ấy thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ, tức bên cầm giữ có nghĩa vụ phải chuyển giao cho chủ sở hữu (cho bên có nghĩa vụ) hoặc cho bên thứ ba theo chỉ định của chủ sở hữu.
+ Nghĩa vụ được bảo đảm phải là nghĩa vụ của người chủ sở hữu vật ấy và nghĩa vụ ấy phải phát sinh trực tiếp từ vật ấy. ví dụ nghĩa vụ trả chi phí chăm sóc, chi phí thức ăn trong trường hợp chăm sóc súc vật nuôi, nếu như chủ sở hữu vật nuôi không chi trả chi phí này thì bên chăm sóc có quyền chiềm giữ chính vật nuôi đó cho đến khi nào chủ sở hữu chi trả xong; bên trông coi, bảo vệ hàng hóa nếu như không nhận được thù lao trông coi, bảo vệ thì được giữ lại hàng hóa đó cho đến khi nào chủ sở hữu hang hóa thanh toán xong chi phí.
Tuy nhiên, nghĩa vụ được bảo đảm ở đây phải là nghĩa vụ trực tiếp phát sinh từ vật chiếm giữ. Ví dụ nghĩa vụ của bên mua phải trả tiền cho chính lô hàng bị cầm giữ kể cả các khỏan tiền chậm trả và cả các khỏan tiền phạt, tiền lưu kho bãi, tiền bảo quản, vận chuyển cả các khỏan thiệt hại do chính tài sản gây ra. Những nghĩa vụ không phát sinh một cách trực tiếp từ vật cầm giữ thì bên có quyền không được cầm giữ nó.
Ví dụ: Khi một người vào gửi xe đạp, đến lúc lấy xe mà không có vé hoặc không trả tiền thì bên trông xe có quyền giữ chiếc xe đạp lại nhưng không được sử dụng trái phép tài sản cầm giữ hoặc cho, tặng, bán,… mà phải có nghĩa vụ giữ gìn cho đến khi người chủ chiếc xe trả tiền hoặc chứng minh được chiếc xe là vật sở hữu của mình trong trường hợp làm mất vé.
+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm giữ tài sản chưa được thực hiện bởi người có nghĩa vụ đúng hạn cam kết.
– Chiếm giữ tài sản là một biện pháp có những nội dung pháp lý đồng nhất với biện pháp cầm cố vì vậy các quy định về nghĩa vụ bảo quản tài sản trong cầm giữ, xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ chính… có thể dẫn chiếu sang các điều luật tương tự trong phần cầm cố.
– Cầm giữ tài sản áp dụng thông dụng trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong các quan hệ hợp đồng: vận tải, gia công, thuê, ký gửi, ủy thác, sửa chữa tàu biển….
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?