Quyền và nghĩa vụ của bên bị cầm giữ tài sản

Quyền và nghĩa vụ của bên bị cầm giữ tài sản được quy định như thế nào?

 Quyền của bên bị cầm giữ tài sản:
•    Yêu cầu bên cầm giữ đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm giữ nếu do sử dụng mà tài sản cầm giữ có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị.
•    Được bán tài sản cầm giữ nếu bên cầm giữ tài sản đồng ý.
•    Được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác nếu có thỏa thuận.
•    Yêu cầu bên cầm giữ bồi thường thiệt hại xảy ra với tài sản cầm giữ nếu có.
•    Yêu cầu bên cầm giữ trả lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm giữ chấm dứt.
– Nghĩa vụ của bên bị cầm giữ
•    Thanh toán cho bên nhận cầm giữ những chi phí hợp lý để bảo quản, gìn giữ tài sản cầm giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
•    Thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm giữ cho bên cầm giữ.
Ví dụ: A hỏng xe ô tô chở khách 45 chỗ và đến cửa hàng của B sửa xe. Khi B sửa xong thì A thiếu tiền để trả. Vì vậy B nói “Tôi sẽ giữ chiếc xe này của anh đến khi anh trả đủ tiền cho tôi”. Như vậy, B đã cầm giữ chiếc xe của A để đảm bảo cho quyền lợi của mình.
Câu hỏi đặt ra là: nếu B không có sự thỏa thuận trước về biện pháp bảo đảm đối với A, không được sự đồng ý của A về việc giữ xe liệu rằng yếu tố: B chiếm giữ xe đó có phải là hợp pháp bởi xét về việc B chiếm giữ chiếc xe đó, trong hệ thống pháp luật Dân Sự Việt Nam, theo các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng tại điều 318, việc B chiếm giữ chiếc xe đó nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ là hợp pháp nếu nhận được sự đồng ý giao xe của A, hoặc, chiếc xe đó là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà 2 bên giao kết (xét cho cùng cũng bắt nguồn từ sự đồng ý của A). Do đó, nếu A không thỏa thuận về việc cho B giữ xe trong hợp đồng sửa chữa xe này, hành vi của B lúc ấy sẽ là chiếm giữ bất hợp pháp. Hành vi B làm với chiếc xe bắt nguồn từ việc bảo đảm quyền lợi của mình. Giả dụ, B là người không am hiểu luật và không biết về việc chiếm giữ xe đó là bất hợp pháp. Liệu rằng có nên hợp pháp hóa điều đó khi mà hầu hết các biện pháp bảo đảm hiện nay đều rất khó có thể được thiết lập sau khi nghĩa vụ bị vi phạm? Thêm nữa, liệu có nên để B mặc nhiên chiếm giữ Vật có nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ chính nó (ở đây là xe của A ) nhằm  đảm bảo nghĩa vụ , quyền lợi của B không ? …
Thiết nghĩ, nếu có thêm một nội dung mới như dưới đây, quyền lợi của B có thể sẽ được bảo đảm:
•    Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) được phép chiếm giữ tài sản là đối tượng phát sinh nghĩa vụ trực tiếp của hợp đồng song vụ khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa  thuận.
•    Quy định thêm về các tình huống liên quan tới tài sản, các loại tài sản có thể được thực hiện với biện pháp cầm giữ, (ví dụ như một số loại tài sản dễ hư hỏng trong thời gian ngắn, các loại tài sản biến chất theo thời gian, các loại tài sản phục vụ cho các việc cứu người khẩn cấp, công vụ khẩn và đang trên đường thực hiện việc đó thì không được cầm giữ….. )
Như vậy, quy định về cầm giữ như là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ (ngoài ý chí) là rất cần thiết.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
680 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào