Sai phạm trong kinh doanh câu lạc bộ/phòng tập thể dục thẩm mỹ
Về nội dung câu hỏi 1: Đối với vấn đề tiếng ồn với âm lượng có khả năng gây điếc cho trẻ em và người già bác có thể hỏi các cơ quan y tế để nhận được giải đáp chính xác. Với tư cách là cơ quan chuyên tư vấn về pháp luật chúng tôi chỉ nắm rõ được các quy định của pháp luật hiện nay về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm tiếng ồn của cá nhân, tổ chức, cụ thể như sau:
Điều 12, Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định về việc xử phạt Vi phạm các quy định về tiếng ồn như sau:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến trước 22 giờ.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.”
Bên cạnh đó, Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT) do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và rung động biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn; (không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ); áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định theo giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (theo mức âm tương đương (bBA): Đối với khu vực đặc biệt: 6h-21h là 55, 21h-6h là 45, Đối với khu vực thông thường: 6h-21h là 70, 21h-6h là 55.
Như vậy, nếu hành vi gây tiếng ồn nêu trên thuộc vào Điều 12 - Nghị định 117/2009/NĐ-CP thì sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm.
Về nội dung câu hỏi 2: Hiện nay theo Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 14 tháng 11 năm 2011 Quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ có hướng dẫn việc kinh doanh phòng tập thể dục thẩm mỹ phải đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên chuyên môn thì được cấp chứng nhận đủ điều kiện. Như vậy, câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định trong Thông tư 16/2011 trên khi kinh doanh phòng tập này. Nếu không đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận thì coi như là vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Về nội dung câu hỏi 3: Hành vi lấn chiếm lòng đường vỉa hè của chủ phòng tập trên là vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt vì hành vi tương ứng theo quy định trong Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/4/2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 9 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2/4/2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chiếm dụng đường phố để: kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng; sản xuất, gia công hàng hóa; làm nơi trông, giữ xe; sửa chữa hoặc rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; làm mái che; thực hiện các hoạt động dịch vụ khác gây cản trở giao thông;
b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
c) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.
Như vậy với hành vi lấn chiếm lòng đường vỉ hè của chủ phòng tập thể dục thẩm mỹ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 5 Nghị định 34/2010/NĐ-CP nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?