Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?

Dựa trên tiêu chí: yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; các biện pháp khẩn cấp tạm thời phân thành hai loại:

Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng trong trường hợp không có yêu cầu của của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa áp dụng bắt buộc phải có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

1.1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng trong trường hợp không có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Điều 119 Bộ luật TTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định:“Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”

Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể khi có đầy đủ các điều kiện do BLTTDS quy định đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Khi tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể, ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại điều luật tương ứng  của BLTTDS, Tòa án cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan để có quyết định đúng.

  1.2.  Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án áp dụng bắt buộc phải có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Nhóm biện pháp này bao gồm từ các biện pháp từ khoản 6 đến khoản 12 điều 102 BLTTDS  đặt ra nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự.Quyền này của đương sự được ghi nhận tại điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Tôn trọng nguyên tắc này, các nhà lập pháp đề cao sự tự quyết định và định đoạt của đương sự bằng việc quy định cho họ có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và Tòa án sẽchỉ  áp dụng khi có yêu cầu hợp pháp của đương sự. Khi có yêu cầu hợp pháp của đương sự, Tòa án có trách nhiệm áp dụng đúng biện pháp, đúng yêu cầu của đương sự.

       Đối với những biện pháp này, người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền và cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó theo điều 117 BLTTDS sửa đổi bổ sung.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
351 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào