Chuyển nhượng cổ phần bằng văn bản nhưng chưa làm thủ tục đăng ký cổ đông
Khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp quy định: Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.
Như vậy, biên bản chuyển nhượng của bạn lập là hợp pháp vì pháp luật không bắt buộc giấy tờ chuyển nhượng phải có xác nhận của bên thứ ba. Bạn có thể dưạ vào biên bản chuyển này để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Để đòi lại tiền (giải quyết tranh chấp), pháp luật luôn luôn khuyến khích các bên tự thương lượng hoặc hòa giải thông qua người thứ ba. Cách giải quyết này vừa đỡ tốn kém chi phí, tránh những thủ tục tố tụng rườm rà vừa tránh làm căng thẳng mối quan hệ giữa các bên. Nếu không thể tự giải quyết được thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu giấy ủy quyền trong hoạt động xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP?
- Từ 1/1/2025, app Mobile Banking không cho phép ghi nhớ mật khẩu truy cập đúng không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật An toàn thông tin mạng mới nhất?
- Theo Nghị quyết 76/NQ-CP cơ quan nào là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030?