Tính hợp pháp của di chúc đã được chứng thực tại UBND cấp xã

Ông chú tôi hiện nay đã chết, nhưng trước đây khi đang công tác tại tỉnh Yên Bái ông được cấp một miếng đất, đứng tên ông. Sau đó ông chuyển về quê (huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) sinh sống, năm 2010 ông bị chết, miếng đất ở Yên Bái ông đã lập di chúc chuyển cho con trai (hiện đang sinh sống trên đó). Nay chuyển đổi quyền sở hữu thì Phòng Địa chính thành phố Yên Bái cho rằng di chúc đó không hợp pháp, vì chỉ chứng thực tại UBND xã, không qua Phòng Công chứng hoặc Phòng Tư pháp huyện khi lập. Đồng thời yêu cầu các thành viên gia đình của ông chú tôi phải làm lại bản thoả thuận phân chia tài sản (cho con chú tôi hiện sinh sống tại Yên Bái) và tất cả những người có quyền thừa kế phải lên Phòng Tư pháp huyện hoặc Phòng Công chức để làm thủ tục mới hợp pháp. Tôi xin hỏi việc lập di chúc trước đây của ông chú tôi có đúng không, di chúc đó có hợp pháp không? Nếu di chúc không hợp pháp thì để có một văn bản đảm bảo tính pháp lý cho việc thừa kế tài sản (miếng đất nói trên) cho con chú tôi thì phải tiến hành những thủ tục nào? Có phải như Phòng Địa chính thành phố Yên Bái yêu cầu không? Xin trân trọng cảm ơn!

Theo thông tin của bạn cung cấp di chúc đã được chứng thực ở UBND xã, do đó theo quy định của pháp luật thì di chúc đó là di chúc hợp pháp. Để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin được trích dẫn một số quy định của pháp luật dân sự về di chúc và di chúc hợp pháp cho bạn tham khảo, làm cơ sở pháp lý để đề nghị Phòng Địa chính, thành phố Yên Bái thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, về vấn đề này, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:

Điều 646. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 647.Người lập di chúc

1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Điều 648. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Điều 649. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

Điều 650. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Điều 652. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

……………………..

Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Điều 657. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Điều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, đặc biệt là quy định tại các Điều 657, 658, chúng ta có thể thấy, di chúc chỉ cần chứng thực tại UBND xã, phường nơi người lập di chúc thường trú và đáp ứng các điều kiện tại các Điều 647, 652, 653 nêu trên là đủ điều kiện là di chúc hợp pháp. Trong trường hợp bạn hỏi, do di chúc của chú bạn đã được UBND xã chứng thực, do đó có thể mặc nhiên coi là đáp ứng đủ các điều kiện tại các Điều 647, 652, 653 và là di chúc hợp pháp. Việc Phòng Địa chính thành phố Yên Bái yêu cầu yêu cầu các thành viên gia đình của chú bạn phải làm lại bản thoả thuận phân chia tài sản (cho con chú tôi hiện sinh sống tại Yên Bái) và tất cả những người có quyền thừa kế phải lên Phòng Tư pháp huyện hoặc Phòng công chức để làm thủ tục mới hợp pháp là không đúng quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân xã
Hỏi đáp mới nhất về Ủy ban nhân dân xã
Hỏi đáp Pháp luật
05 tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
UBND cấp xã có quyền chứng di chúc?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của UBND cấp xã trong công tác hòa giải ở cơ sở?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền chứng thực văn bản song ngữ của UBND cấp xã
Hỏi đáp pháp luật
Chứng thực sơ yếu lý lịch tự thuật có phải nộp phí? Lệ phí chứng thực tại UBND cấp xã?
Hỏi đáp pháp luật
Số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền quản lý công trình đối với UBND cấp xã
Hỏi đáp pháp luật
Phương thức quản lý của UBND cấp xã
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc XPVPHC trong lĩnh vực kinh doanh hàng nhập lậu
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ủy ban nhân dân xã
Thư Viện Pháp Luật
436 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ủy ban nhân dân xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ủy ban nhân dân xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào