Làm hư hỏng tài sản của người khác
Bạn không cung cấp đầy đủ các thông tin như: hành vi của chú bạn cụ thể như thế nào, hành vi đó nhằm mục đích gì... Do vậy, rất khó để xác định được hành vi của chú bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hay không hoặc có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
Tuy nhiên, nếu hành vi của chú bạn là nguyên nhân gây ra hư hỏng tài sản của nhà bạn (cửa kính vỡ và gỗ hỏng một phần) thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chú bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả đó.
Ðiều 604 Bộ luật Dân sự quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm (theo Ðiều 608 Bộ luật Dân sự):
- Tài sản bị mất;
- Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Vậy, gia đình bạn có thể xác định thiệt hại tài sản để yêu cầu chú bạn bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
Thư Viện Pháp Luật
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về vụ việc mà mình trợ giúp bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Những công việc nào người lao động chưa đủ 13 tuổi có thể làm? Thủ tục đề nghị sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc được thực hiện như thế nào?
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có được quyền thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự không?
- Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam từ 01/01/2024?
- Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước theo quy định mới nhất 2023?