Phải xử lí thế nào khi cho vay tiền nhưng người vay không trả và chính quyền làm ngơ?
Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) về thủ tục nhận đơn khởi kiện thì: Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
2. Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;
3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Khoản 1 Điều 171 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) có quy định về việc thụ lý vụ án của Tòa án như sau: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Và khoản 1 Điều 174 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) quy định về việc thông báo về việc thụ lý vụ án như sau: Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.
Cuối cùng Điều 179 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như sau:
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 (tranh chấp của bạn thuộc thẩm quyền tại điều 25) và Điều 27 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011), thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011), thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:
a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;
b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ giải quyết vụ án;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Như vậy, trên đây là khoảng thời gian tố tụng mà Tòa án phải tuân theo nhằm giải quyết vụ tranh chấp trên. Còn việc đại diện bên đại diện tòa án liên tục phớt hẹn nay mai, không giải quyết là vi phạm pháp luật về thủ tục tố tụng. Mặc dù, theo quy định của pháp luật tố tụng hiện nay thì khi Tòa án cấp huyện thờ ơ lẩn tránh, không giải quyết chúng ta không thể tiếp tục nộp đơn khởi kiện vượt cấp lên Tòa án cấp tỉnh, bởi lẽ vụ việc này do thẩm quyền của Tòa án cấp huyện, Tòa án cấp huyện đang thụ lý vụ án (tòa án cấp tỉnh mà cụ thể là Tòa phúc thẩm - tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ xét xử lại vụ việc này trên cơ sở kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn hoặc những người khác theo quy định của pháp luật và kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện). Tuy nhiên, với hành vi không giải quyết vụ việc trên theo thời hạn luật định của đại diện tòa án là hành vi vi phạm pháp luật, trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, bạn có thể dùng quyền khiếu nại của mình theo quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình. Bạn phải làm đơn khiếu nại trình bày sự việc và yêu cầu của mình rồi gửi cho chính Tòa án cấp huyện đã thụ lý vụ án và hoặc Tòa án cấp cấp trên trực tiếp, tức là Tòa án cấp tỉnh (tùy vào từng trường hợp cụ thể) yêu cầu Tòa án giải quyết theo vụ việc trên theo đúng trình tự, thời gian theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 396 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 thì:
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án do Chánh án Toà án giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Toà án do Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Toà án phải được gửi cho người khiếu nại và Viện kiểm sát cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?