Quy định về xác định thời hạn

Quy định về xác định thời hạn như thế nào?

Khoản 2 Điều 149 BLDS 2005 quy định về phương thức xác định thời hạn, cụ thể là: “Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra”

Bên cạnh việc xác định thời hạn theo thời gian thể hiện trình tự biến đổi của thế giới vật chất, thời hạn còn được xác định bằng một sự kiện có thể xảy ra nhưng không lường trước được một cách chắc chắn sẽ xảy ra vào thời điểm cụ thể nào

     Ví dụ: thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết; thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế; thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhâ, chủ thể khác bị xâm phạm trong các vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…

    Nguyên tắc tính thời hạn và các quy định chung về xác định thời hạn:

Nguyên tắc chung, việc tính thời hạn được áp dụng theo quy định của BLDS trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Về cơ bản, thời hạn được tính theo dương lịch, tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận về thời hạn tính theo âm lịch thì việc tính thời hạn sẽ theo sự thỏa thuận của các bên. Quy định của BLDS về việc xác định thời hạn không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực dân sự mà còn được áp dụng đối với những lĩnh vực pháp luật khác về cách tính thời hạn cho các quan hệ pháp luật đó.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn được tính theo quy định tại Điều 151 BLDS 2005.

Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn được áp dụng để dự liệu các tranh chấp có thể xảy ra và vấn đề giải quyết tranh chấp đặc biệt là việc xác định mốc thời điểm xác định vi phạm khi liên quan đến thỏa thuận về thời hạn.

     Ví dụ: A và B ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với thỏa thuận trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày 1/2/2006, B phải có nghĩa vụ trả đầy đủ tiền, A phải có nghĩa vụ giao đất và hoàn tất các thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho B. Theo thỏa thuận, nếu hết hạn 1 tháng các bên không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt cọc. Theo lịch dương lịch tháng 2 chỉ có 28 ngày, vì vậy việc xác định thời hạn để xác định ngày các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong trường hợp này áp dụng theo điểm c khoản 1 Điều 151 BLDS 2005 phải được tính là 30 ngày tức là hết ngày 2/3/2006 mới được tính là ngày các bên vi phạm nghĩa vụ.

Quy định tại Điều 151 BLDS 2005 về thời hạn, thời điểm tính thời hạn thật sự cũng thực sự có ý nghãi với những thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ với những khoảng thời gian diễn ra không liền nhau.

  Trong thực tiễn, rất nhiều các giao dịch được xác lập không được xác định chính xác về thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn mà thỏa thuận về thời hạn có sự dao động đầu tháng, cuối tháng, đầu năm, giữa năm, cuối năm. Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 151 BLDS 2005.

Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được xác định theo quy định tại Điều 151 khoản 3 BLDS.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
141 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào