Xác định giá trị tài sản để kê biên

Trước khi kê biên tài sản thì Chấp hành viên phải ước lượng giá trị tài sản kê biên. Vậy đâu là cơ sở để ước lượng giá trị tài sản phải kê biên? Trong khi Chấp hành viên chỉ được thẩm định giá tài sản sau khi đã kê biên? Ví dụ khi đã kê biên, tiến hành thẩm định giá, tài sản kê biên chỉ đủ để đảm bảo nghĩa vụ nợ đảm bảo thế chấp ngân hàng, còn phần tiền nợ theo bản án thì không còn tiền để thanh toán thì chi phí kê biên, thẩm định giá,… ai phải chịu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự” về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án thì Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án.

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về việc xác định tài sản tương ứng với với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết trước khi kê biên tài sản. Vì vậy, Chấp hành viên cần tính toán, ước lượng về giá trị tài sản đó trên cơ sở khả năng phán đoán của mình từ việc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, giá cả thị trường tại thời điểm đó và các yếu tố cần thiết khác để xác định giá của tài sản. Sau khi kê biên mới tiến hành định giá tài sản để xác định giá khởi điểm. Sau khi bán đấu giá mới xác định được giá của tài sản đã kê biên. Do đó, Chấp hành viên phải cân nhắc để quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Đối với tài sản cầm, thế chấp, Chấp hành viên có thể căn cứ vào giá đã thẩm định tài sản của bên nhận cầm cố, thế chấp; khoản tiền vay và lãi phải trả; sự biến động về giá của tài sản cầm cố, thế chấp… để xác định giá của tài sản và chỉ được kê biên khi có đủ căn cứ và điều kiện quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

Kê biên tài sản
Hỏi đáp mới nhất về Kê biên tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể tiến hành kê biên tài sản của đương sự khi đương sự vắng mặt không?
Hỏi đáp pháp luật
Tạm đình chỉ thi hành án nên chưa xử lý tài sản đã có quyết định kê biên?
Hỏi đáp pháp luật
Tài sản vợ được tặng có bị kê biên thi hành án khi chồng phạm tội?
Hỏi đáp pháp luật
Trong trường hợp nào thì tài sản kê biên được giải tỏa
Hỏi đáp pháp luật
Bán đấu giá và không qua thủ tục đấu giá tài sản đã kê biên
Hỏi đáp pháp luật
Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức nào
Hỏi đáp pháp luật
Định giá tài lại sản kê biên
Hỏi đáp pháp luật
Định giá tài sản kê biên
Hỏi đáp pháp luật
Kê biên đồ vật đang bị khóa hoặc đóng gói
Hỏi đáp pháp luật
Kê biên để thi hành án tài sản do người thứ ba giữ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kê biên tài sản
Thư Viện Pháp Luật
542 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kê biên tài sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào