Giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký và thẩm quyền chứng thực chữ ký

Xin cho tôi hỏi hai vấn đề sau đây: 1) Pháp luật quy định những loại giấy tờ bắt buộc phải chứng thực chữ ký và những loại giấy tờ nào không bắt buộc phải chứng thực chữ ký? Nếu những giấy tờ không bắt buộc chứng thực chữ ký thì có giá trị pháp lý không? 2) Tôi đến một tổ chức hành nghề công chứng yêu cầu chứng nhận Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế do cha mẹ tôi để lại. Công chứng đã nhận hồ sơ của tôi và làm giúp tôi Tờ khai thừa kế trong tờ khai có nội dung như sau: Người để lại tài sản; người hưởng tài sản; tài sản thừa kế; giấy tờ về tài sản thừa thừa kế; các nghĩa vụ cha mẹ tôi phải thanh toán; nội dung phân chia tài sản. Khi làm xong tờ khai, công chứng nói tôi đến UBND phường nơi tôi đang cư trú để xin xác nhận chữ ký vào tờ khai, tôi đến phường thì bị cán bộ tư pháp từ chối thẳng thừng, họ không xác nhận cho tôi và còn nói việc này của công chứng, công chứng thu tiền mà cứ bắt phường làm, tôi thật sự ngạc nhiên với cách trả lời này, tôi quay lại công chứng nói là phường không chịu ký, công chứng nói tôi đến bất cứ phường, xã nào yêu cầu xác nhận chữ ký cũng được, khi nào xong thì mang lại nộp cho công chứng để làm thông báo niêm yết. Tôi xin hỏi: Việc từ chối chứng thực của phường có đúng không? yêu cầu của công chứng là phải có xác nhận chữ ký vào Tờ khai khai thừa kế có cần thiết không? Tôi là người dân cần sự giúp đỡ của chính quyền nhưng đang bị kẹt ở giữa, xin tư vấn giúp tôi nên làm thế nào. Tôi chân thành cảm ơn!

1. Về các giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 và Điều 3 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, thì “chứng thực chữ ký” là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

Như vậy, việc chứng thực chữ ký trước hết là nhu cầu của người dân khi thực hiện các giao dịch dân sự, trong đó các văn bản, giấy tờ cần chứng thực chữ ký thông thường do người dân tự lập nên như Di chúc, Đơn đề nghị xác nhận, Giấy lĩnh tiền, văn bản thòa thuận...). Do đó, pháp luật về chứng thực hiện hành không quy định cụ thể các giấy tờ bắt buộc phải chứng thực chữ ký và các giấy tờ không bắt buộc phải chứng thực chữ ký. Trên thực tế, có các loại giấy tờ cần có chứng thực chữ ký, bao gồm: giấy tờ liên quan đến việc tặng, cho, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản có giá trị; giấy tờ liên quan đến việc thừa kế tài sản (như Tờ khai thừa kế, Giấy từ chối nhận di sản thừa kế…), Sơ yếu lý lịch, Bản dịch phải hợp pháp hóa lãnh sự…

2. Thẩm quyền chứng thực chữ ký

Khoản 2 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký cụ thể như sau:

“2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực”.

Như vậy, việc Ủy ban nhân dân phường nơi ông/bà cư trú từ chối không chứng thực chữ ký trên Tờ khai thừa kế là không đúng pháp luật. Việc công chứng viên yêu cầu có chứng thực chữ ký trên Tờ khai thừa kế là cần thiết. Ông/bà có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục chứng thực chữ ký theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Chứng thực chữ ký
Hỏi đáp mới nhất về Chứng thực chữ ký
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp không được chứng thực chữ ký 2024? Chứng thực chữ ký ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời chứng chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực điện tử là gì? Chứng thực điện tử ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
04 trường hợp được thực hiện chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền? Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền phải đảm bảo điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục chứng thực chữ ký thông thường?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy tờ của phương tiện cơ giới gắn biển số nước ngoài không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt bị phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Chứng thực sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không? Bản dịch nào cũng phải được chứng thực?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng thực chữ ký
Thư Viện Pháp Luật
307 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng thực chữ ký

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng thực chữ ký

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào