Ở nhờ nhà của bố mẹ đẻ
1. Nếu ngôi nhà là tài sản của ông bà ngoại nhà chồng bạn thì ông bà có toàn quyền của chủ sở hữu quy định tại Điều 21 Luật Nhà ở:
- Chiếm hữu đối với nhà ở
- Sử dụng nhà ở
- Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật
- Bảo trì, cải tạo, phá dỡ hoặc xây dựng lại nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật có liên quan.
Việc nhà chồng bạn ở trong ngôi nhà của ông bà là ở nhờ nhà có sự đồng ý của chủ sở hữu là ông bà. Nếu ông bà không muốn cho nhà chồng bạn ở nhờ nữa thì cũng không trái với quy định của pháp luật. Việc mẹ bạn đăng ký thường trú tại chính ngôi nhà đó không có nghĩa là mẹ bạn là chủ sở hữu của ngôi nhà. Vì điều kiện được đăng ký thường trú là có nhà ở hợp pháp; nhà ở hợp pháp có thể do thuê, mượn, ở nhờ nhà (theo quy định tại Luật Cư trú).
2. Nếu có tranh chấp thì cơ quan giải quyết tranh chấp có thể sẽ xét đến phần công sức đóng góp của gia đình bạn trong việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo ngôi nhà. Gia đình bạn có thể được thanh toán những chi phí đã bỏ ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?