Cho vay nặng lãi và xử lý hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản
Điều 471 Bộ luật Dân sự quy định:
"Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."
Ngoài ra, khoản 4 điều 474 Bộ luật Dân sự quy định:
"4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận."
Theo như thỏa thuận, bạn đã giao kết hợp đồng vay tiền không có lãi. Khi đến hạn, bạn đã trả nợ đầy đủ, đồng thời các bên đã lập văn bản xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Như vậy hợp đồng đã hoàn thành. Bạn không còn bất kỳ nghĩa vụ nào khác đối với hợp đồng vay tiền, bên cho vay cũng không có quyền yêu cầu bạn thực hiện bất cứ một nghĩa vụ tài sản nào khác.
Tuy nhiên, sau khi chấm dứt hợp đồng, một số đối tượng đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm ép bạn phải trả khoản tiền lãi không được thỏa thuận trong hợp đồng. Hành vi này là trái pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội. Người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Điều 135 Bộ luật Hình sự quy định:
"1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."
Trong trường hợp của bạn, có người đã thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực ép bạn trả tiền, bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tài sản của bạn, đồng thời khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản nhằm xử lý nghiêm minh hành vi trái pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?