Thủ tục cho, nhận con nuôi
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, em bạn cần làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 43, 44, 45 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Người thân của bé (em của bạn hoặc bà ngoại) cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để thực hiện việc đăng ký khai sinh này. Nếu không còn giấy chứng sinh thì thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực;
Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 15, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Nếu muốn nhận cháu làm con nuôi, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân xã nơi trẻ thường trú hoặc nơi thường trú của bạn. Hồ sơ gồm các giấy tờ được quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).
Về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi: trường hợp xin nuôi con nuôi trong nước của bạn phải nộp 400.000 đồng lệ phí (Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nộp hồ sơ.
Thư Viện Pháp Luật
- Đảng viên dự bị có thể bị kỷ luật đảng bằng các hình thức nào? Các nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng?
- Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng với người hy sinh trong quá trình chiến đấu bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
- Cá nhân được miễn thuế TNCN khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh số thuế phải nộp sau quyết toán của từng năm là bao nhiêu?
- Những chức danh nào phải có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh?
- Đảng viên mắc bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm hơn bao lâu? Có trao tặng Huy hiệu Đảng vào ngày sinh nhật Đảng viên không?